"HIỆU ỨNG NHÀ HÁT KỊCH" ĐANG DIỄN RA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?

Khi nói về giáo dục, chúng ta nói rất nhiều về phương pháp, giáo trình, điểm số… nhưng lại bàn rất ít về yếu tố con người. Ken Robinson cho rằng, đó là một thực tại đáng buồn, khi giáo dục chưa quan tâm tương xứng đến hành trình học tập và trưởng thành của mỗi cá nhân. Với ông, thi cử và thành tích chỉ nên là một phần hỗ trợ việc học và phát triển, chứ không phải là một áp lực để giết chết tinh thần ham học, và bào mòn tính sáng tạo, tò mò của con người.
Bản chất mỗi đứa trẻ đều là những “người học” với sự tò mò và khát khao được khám phá, thử nghiệm thật dồi dào. Điều đứa trẻ cần không phải là công cuộc nhồi nhét kiến thức từ người lớn, mà là sự khuyến khích để trí tò mò được phát huy. Một khi đứa trẻ đã tò mò, chúng sẽ tìm mọi cách để học điều chúng muốn và học trong say sưa, tự nguyện.
Tôi tin rằng hi vọng duy nhất của chúng ta là đưa ra một tư tưởng mới về sinh học con người, một tư tưởng tái định nghĩa lại sự phong phú trong khả năng của con người. Hệ thống giáo dục đã và đang bào mòn trí tuệ của chúng ta theo cách mà chúng ta chúng ta đang vơ vét Trái Đất này. Và trong tương lai, nó sẽ phản tác dụng. Chúng ta phải suy nghĩ lại những nguyên tắc thiết yếu đang được dùng để giáo dục trẻ em - KEN ROBINSON

Thế nào là “Hiệu ứng nhà hát kịch” ?

Trong hội trường Nhà hát, mọi người đều ngồi xem cảnh các diễn viên đang diễn trên sân khấu, đột nhiên có một khán giả đứng dậy để xem (có thể vị này người thấp bé, nên đứng dậy xem cho rõ). Mọi người xung quanh, người dãy ghế sau đề nghị vị này ngồi xuống, nhưng coi như không nghe thấy, cứ đứng vậy để xem. Mọi người yêu cầu nhân viên quản lý nhà hát can thiệp. Nhưng lúc này nhân viên quản lý nhà hát lại không có mặt ! Một ít người xung quanh, nhất là những người ngồi ở dãy ghế liền phía sau buộc phải đứng dậy để xem. Cứ thế, làm cho cả hội trường buộc phải cùng đứng dậy xem. Lúc đầu, mới chỉ có số ít người đứng dậy xem, họ thấy rõ hơn. Nhưng khi cả hội trường đứng dậy thì lại chẳng khác gì lúc ban đầu, một số người thấp bé lại không xem rõ được gì. Lúc này lại có số người không chỉ đứng dậy mà còn phải đứng lên ghế mới xem được. Đến nước này, chẳng ai chịu ngồi xuống trước, mà lại đứng lên ghế càng nhiều hơn. 

Một hiện tượng “diệu kỳ” xuất hiện – cái ghế vốn là để ngồi, nay thành cái để đứng ! ! ! mà hiệu quả xem thì cũng chẳng hơn gì lúc ngồi, mà lại càng mệt mỏi hơn.

Kết quả là, người phá trật tự cũng chẳng được ích lợi gì lâu dài; 
Người tuân thủ trật tự lại là kẻ bị tổn hại. 
Nhìn bề ngoài là nên chỉ trích người phá hoại trật tự mà trước hết là người đứng lên đầu tiên. Trên thực tế, người chịu trách nhiệm thực sự là nhân viên quản lý nhà hát, dù sao họ phải là người bảo vệ trật tự ?
Đó là quá trình diễn ra của hiện tượng “Hiệu ứng trong Nhà hát kịch”.
 
“Hiệu ứng Nhà hát kịch” đã và đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục như thế nào ?
Hãy xem một số cảnh tượng cụ thể sau đây :

Thời gian lên lớp không ngừng tăng lên.

Thời gian lên lớp mỗi ngày của học sinh nên là bao nhiêu ? nhà nước có qui định, sinh lý học sinh cũng có qui luật. Thế nhưng, cái “hiệu ứng nhà hát kịch” này đã đột phá qui định của nhà nước và giới hạn sức khỏe học sinh. Cụ thể ở các trường Trung học ở nhiều địa phương đã diễn ra :
  • Giai đoạn một (mọi người ngồi xem kịch); tất cả các trường đều chấp hành đúng qui định của nhà nước, mỗi tuần lễ lên lớp 5 ngày, mỗi ngày 8 tiết học, không có tự học thêm sớm tối, rất hài hòa.
  • Giai đoạn hai (cá biệt người đứng lên xem kịch) : đột nhiên có trường đổi thành một tuần lễ lên lớp 6 ngày, mỗi ngày 10 tiết học, kết quả là có được thành tích học tập tương đối khá, giành được sự đánh giá cao và ủng hộ của phụ huynh học sinh.
  • Giai đoạn ba (tất cả đều đứng lên xem kịch) : thế là các trường khác bị sức ép của thành tích học tập và đòi hỏi của phụ huynh học sinh, buộc phải chạy theo. Sau một thời gian tất cả các trường đều đổi thành chế hộ học tập mỗi tuần lễ lên lớp 6 ngày. Từ chỗ một trường học không tuân thủ qui định đã diễn biến thành tất cả các trường đều không tuân thủ qui định (trừ ra một số trường “kém” nào đó tự quyết định đứng ngoài cái cuộc gọi là “cạnh tranh” ). Như vậy mọi trường học đã xác lập được một mặt bằng mới về thời gian lên lớp.
  • Giai đoạn bốn (đứng lên ghế xem kịch) : một số trường không còn giữ giới hạn, đổi thành hai tuần lễ nghỉ một lần, và tăng thêm bài tự học buổi sáng sớm và tối, thậm chí phát triển đến mức độ 5 giờ sáng thức dậy học và đến 11 giờ đêm mới nghỉ. Như vậy các trường khác buộc phải chạy theo.
Cứ như vậy càng diễn ra càng quyết liệt, thậm chí có trường một tháng chỉ nghỉ nửa ngày ! Mặc dầu, nghe mà rợn cả người, nhưng tất cả đều thế. Cho dù một số trường không còn đủ sức theo, nhưng cũng chẳng có trường nào (kể cả trường trọng điểm) dám quay lại chế độ lên lớp 5 ngày /tuần, trở lại trạng thái ban đầu không có bài tập làm buổi sáng sớm, tối. Tất cả các trường đều không thể quay về thời ban đầu. Sau một thời gian mọi người dốc hết sức lực để tăng lên tối đa thời gian học sinh lên lớp tại trường, mọi trường đã đạt được mặt bằng mới hết sức khủng bố này : trường đầu tiên tăng thời gian lên lớp, đạt được ưu thế nhất định trong thời gian ngắn (như một số trường trung học ở huyện), nhưng khi các trường khác cũng nhanh chóng làm theo (như trường trung học ở thị, ở tỉnh – “huyện hóa trung học”). Lúc này ưu thế của một số trường khởi xướng làm đầu tiên cũng mờ dần. Đến đây đem so sánh thành tich quản lý giáo dục và thứ hạng các trường cũng chẳng khác gì mấy với lúc ban đầu thực hiện chế độ lên lớp 5 ngày/tuần, 8 tiết học/ ngày. Chỉ có điều khác trước nổi rõ nhất là nhà trường, học sinh, thầy giáo đều mệt nhoài người, mà thành tích thu được lại cơ bản như cũ. Mặc dầu vậy, không ai dám quay về lại chế độ 5 ngày lên lớp như trước.
 
Học thêm cũng không kém, ngày càng quyết liệt :

Tình trạng a) ở trên là đối với “cao trung” (cấp III ở VN) là vùng đặc biệt của chính sách giám sát quản lý của ngành. Còn “sơ trung” và Tiểu học, chính sách của nhà nước càng chặt chẽ hơn, đối với các trẻ như thế vẫn ra tay. Những người làm nhà trường, họ chẳng ngại ngùng, một sản phẩm thay thế được tung ra với thiên hạ :
Lớp học thêm :
  • Giai đoạn 1 (không có học sinh đến học thêm) : Thành tích học tập học sinh trong lớp có khá có kém. Cái hay là lúc này cả thầy giáo và phụ huynh chẳng ai để ý đến thành tích học tập của trẻ khá hay kém. Hầu như không ai nghĩ đưa trẻ đi học thêm để có điểm cao. Đây là trạng thái ban đầu. Nhớ lại các trường học trong những năm 80 thế kỷ trước, cả xã hội không tồn tại cái quái thai “lớp học thêm”.
  • Giai đoạn 2 (có cá biệt em đến lớp học thêm) : Đột nhiên có bạn học lợi dụng thời gian nghỉ cuối tuần học thêm, hoặc đến lớp học thêm, hoặc tim gia sư 1 dạy 1, trong thời gian ngắn đã nâng lên thành tích thứ hạng học tập, đã kích thích các phụ huynh khác làm theo.
  • Giai đoạn 3 (phần lớn các em đều đến lớp học thêm) : thế là sự cạnh tranh ngày càng quyết lịệt. Các bạn đến lớp học thêm, thành tích học tập đều tăng lên, bạn không đi học thêm là bị tụt hậu. Hầu như các bạn trong lớp đều đi học thêm. Kết quả thứ hạng học tập hầu như lại trở về lúc ban đầu.
  • Giai đoạn 4 (Tìm đến lớp học thêm có tiếng hoặc mời thầy giỏi của trường nổi tiếng) : Lớp học thêm không còn đáp ứng yêu cầu mới, mà chuyển đến các lớp học thêm nổi tiếng hoặc mời gia sư giỏi về nhà dạy cho con. Trong các buổi các phụ huynh gặp nhau là hỏi “bé nhà chị học lớp học thêm nào ? như thế nào ? ở đâu ? Thầy nào ? …” Đến lúc này tìm cho được lớp học thêm hoặc thầy giỏi có tiếng là không dễ. Những lớp học thêm và thầy giỏi đều đã đông đúc, khó chen vào đăng ký cho con học.
Từ đó để vào được lớp học thêm có tiếng này, cũng phải thi, để chọn và chỉ nhận những em học khá giỏi, còn các em học kém thì vẫn phải đứng ngoài. Trước tình hình mất cân đối cung cầu giữa lớp và lượng học sinh, cái nhãn “nổi tiếng” của lớp học thêm hay thầy giỏi cũng không còn là thực chất.
Cái quái thai “lớp học thêm”, “thầy dạy thêm” này đã đẩy cả xã hội cuốn hút vào một vòng xoáy ngày một xoáy sâu đáng sợ, các bé học sinh và phụ huynh là người chịu trận nặng nề nhất, nhưng kết quả đem lại cũng chẳng khác gì lúc ban đầu. Còn người tổ chức ra “lớp học thêm”, “thầy cô dạy thêm” thì bộ mặt lúc nào cũng tươi cười hớn hở, là tại sao, không cần nói, ai cũng rõ. Ai cũng thấy tình trạng này, nhưng ai cũng không dám dứt bỏ, nhất là dám dứt bỏ trước.
 
Bài tập chồng chất một cách điên cuồng !

  • Giai đoạn 1 (Bài tập không nhiều) : Thời thập kỷ 80 thế kỷ trước, đối với bậc sơ trung, tiểu học, môn học ít, bài tập ít và giản đơn, tan lớp cũng sớm. Việc hoàn thành bài tập không thành vấn đề, làm xong bài là được ra sân chơi đùa thoái mái.
  • Giai đoạn 2 (bài tập nhiều lên) : môn học nào đó hoặc thầy cô giáo tăng bài tập lên. Thành tích học tập của môn này, thầy cô giáo này tăng lên rõ rệt, trở thành sức ép trong đánh giá dạy và học của thầy cô và môn học, các môn học và các thầy cô khác không thể không tăng bài tập lên theo.
  • Giai đoạn 3 (biến thái của bài tập) : chỉ tăng số lượng bài tập thôi là lỗi thời rồi, chủng loại và hình thái bài tập xuất hiện kịp thời. Ngoài bài tập của thầy cô giáo sửa, còn có bài tập của phụ huynh sửa, ngoài bài tập nội khóa, còn có bài tập ngoại khóa, bài tập thể hiện, bài tập tìm tòi, bài tập giáo dục qua mạng, v.v… Bài tập đã trở thành đại sự hàng đầu của gia đình, chứ không còn là của trẻ.
  • Giai đoạn 4 (bài tập phát điên) : bài tập, nặng ở chỗ đưa vào thực tế, mà đưa vào thực tế, then chốt là ở phụ huynh. Viết bài tập trở thành chuẩn đo quan trọng nhất về đánh giá thái độ học tập của học sinh và mức độ ủng hộ nhà trường của phụ huynh. Không viết bài tập bị phạt đứng, thậm chí buộc nghỉ học, đã trở thành chuyện bình thường ở nhiều trường. Các phụ huynh giám sát đôn đốc con làm bài tập không mạnh mẽ, được mời đến nhà trường nói chuyện trực tiếp, cũng không là vấn đề mới.
Cũng như vậy, bi kịch là, sau khi mỗi học sinh, mỗi nhà trường đều phải làm nhiều bài tập như vậy, thứ hạng về thành tích học tập của học sinh cũng không khác gì mấy so với khi số bài tập ít. Chỉ có điều là tất cả thầy giáo, học sinh, phụ huynh càng thêm mệt mỏi, ngày càng cạn kiệt tâm sức. Vấn đề càng sâu hơn là ở chỗ : Học sinh sau khi làm nhiều bài tập như vậy, tâm trạng học sinh ngày càng chán ghét học môn học đó, càng căm giận những thứ này đối với nhà trường. Trường học ? coi như không còn là trường học nữa, mà trở thành nơi tập trung bắt phạt làm viết bài tập, phạt sao chép bài tập mà thôi. Điều đáng quan ngại nhất là : không ai dám ngừng lại, không ai dám bố trí ít bài tập đi, càng không ai dám không bố trí bài tập.
 
Sự trớ trêu về thầy giáo ưu tú.

Sự cạnh tranh đầy ác tính điên cuồng không chỉ đã và đang nuốt chửng học sinh, phụ huynh, cũng còn đang giày vò thầy cô giáo, thậm chí làm cho sinh thái học đường phát sinh đào thải ngược. Vừa rồi có một cô giáo trường sơ trung, trong khi chuyện trò, cô là một cô giáo dạy chính trị ưu tú đã có 20 năm tuổi nghề, thành tích dạy học luôn là ưu tú, các giờ lên lớp đều có nội dung sâu sắc sinh động, rất được học sinh hoan nghênh, cũng đều thuộc tốp đầu trong các loại thi giảng dạy công khai. Thế nhưng lại không được lọt vào danh sách của hệ thống xem xét đánh giá của nhà trường công nhận là cô giáo ưu tú chuyên sâu lâu năm yêu nghề, mà chỉ là cô giáo hậu tiến ? Cuối cùng là đã xẩy ra chuyện gì ? Sự việc là thế này, biên chế thầy giáo dạy môn chính trị của trường Trung học này không đủ, lâu nay thường phải bố trí một số thầy chuyên về môn học khác dạy thay môn chính trị. Như trường hợp cô giáo này chuyên về môn thể dục, chuyển sang dạy thay môn chính trị. Vì không chuyên sâu về môn này, mỗi giờ giảng, cô chỉ biết đọc theo giáo trình, và bắt học sinh đọc thuộc lòng, một lần chưa thuộc, thì phải đọc hai, ba lần cho đến thuộc mới thôi. Vì học thuộc bài, nên mỗi kỳ thi, môn của cô dạy đều đạt điểm cao. Thế nên hằng năm khi danh sách đề nghị là giáo viên tiên tiến, lãnh đạo trường không chỉ chỉ lướt qua, rồi OK, mà còn có ý là các giáo viên dạy đúng môn chuyên môn của mình, nên học tập kinh nghiệm giáo viên dạy thay này. Vì thế mà sinh chuyện.
 
Sinh chuyện ở chỗ : “hiệu ứng nhà hát kịch” lại được diễn ra.

  1. Các thầy giáo lần lượt bỏ cách dạy gợi ý dẫn dắt học sinh hiểu bài, không còn áp dụng công nghệ thông tin, giới thiệu bổ sung tư liệu ngoại khóa, khơi gợi không khí nêu câu hỏi, thảo luận của học sinh, thầy giáo cũng không còn đi sâu nghiên cứu chuẩn bị giáo án sinh động phong phú cho giờ lên lớp, cũng không còn để tâm đến học tập kinh nghiệm cải tiến cách lên lớp, giảng bài. Toàn bộ đã trở thành phương thức dạy học = học thuộc lòng +viết trầm (ám tả).
  2. Không khí lớp học toàn bộ bị triệt để sa lầy. Sau khi buộc học sinh học thuộc, học thuộc, luyện tập, luyện tập, thứ hạng thành tích học tập của học sinh, thành tích giảng dạy của thầy cô lại vẫn quay về như lúc trước. Học sình càng mệt mỏi, chán chường việc học, vì cảm thấy môn học, buổi học chẳng có ý vị gì để say sưa hứng thú, mà chỉ nhàm chán, mệt mỏi. Còn thầy cô giáo không chỉ càng mệt mỏi mà càng đờ đẫn người ra, vì việc dạy học đã biến thành việc lao động thể lực.
  3. Việc dạy và học vốn nên là quá trình đọc sách, suy xét, thảo luận, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tư tưởng, ươm mầm trí tuệ trong nhà trường đang sa lầy vào trại tập trung chế tạo máy đọc thuộc bài, sản xuất ra hàng loạt mù văn, hủy diệt huyết mạch văn hóa, bóp chết lực sáng tạo ngay từ đầu đời đi học trong nhà trường.
  4. Đó chính là ác quả của “hiệu ứng nhà hát kịch” tràn lan. Đó là quá trình đào thải ngược của đồng tiền xấu đuổi đồng tiền đẹp (Thầy giáo không chuyên -dạy thay lấn át thắng thầy giáo chuyên !)
Trung học siêu cấp bất chấp tất cả.

Khi tất cả các loại “hiệu ứng nhà hát kịch” chồng chất lên nhau, đem các loại “hiệu ứng” ghép lại với nhau : quản lý đóng kín+tập trung học thêm+ tập trung luyện học+ vi phạm qui định chiêu sinh v.v… hình thành một quả đấm tổng hợp, một quái thai chưa từng có trong lịch sử giáo dục nhân loại ngang nhiên xuất thế, đó là Trung học siêu cấp. Các nước khác chưa hề có, duy chỉ có xứ Hoa Hạ này riêng có mà thôi. Quá trình từ khi chưa xuất hiện đến xuất hiện ngày càng quyết liệt như sau :
 
Giai đoạn 1 (Chưa có trung học siêu cấp): các trường học đều chiêu sinh theo qui định của nhà nước, các trường đều có màu sắc riêng và điểm sáng của mình.
 
Giai đoạn 2 (Trung học siêu cấp trổi dậy) : Có số trường trung học nào đó áp dụng thủ đoạn khác thường, kéo dài thời gian lên lớp, học thêm cuối tuần, nhất là áp dụng miếng “trọng kim” để thu hút nguồn sĩ tử đầu đàn và thầy giáo ưu tú ở các nơi khác về, tỷ lệ học sinh lên lớp tăng vọt, nhanh chóng mở rộng qui mô chiêu sinh.

Giai đoạn 3 (Trung học siêu cấp bành trướng) : Với đà tỷ lệ học sinh lên lớp tăng vọt và qui mô chiêu sinh lớn rộng đã hình thành hiệu ứng vòi rồng hút nguồn học sinh ưu chất và nguồn thầy ưu tú xung quanh, đồng thời bằng nâng cao ngất ngưởng khoản phí thu khác nhau đối với các loại “học sinh gửi học”, “học sinh phân hiệu”, “lớp học thêm” khác nhau để có được nguồn lợi dày cộm. Sau đó lại dùng khoản thu dày cộm này để tiếp tục thu hút nguồn đầu vào ưu chất và nguồn thầy ưu tú từ các vùng ngày càng mở rộng. Từ đó đã và đang hình thành “hiệu ứng cuốn quả cầu tuyết” (hiện tượng ở vùng có tuyết, cứ cuộn một cục tuyết nhỏ ban đầu trên bãi tuyết, càng cuốn càng to dần lên) = mở rộng qui mô trường lớp + lũng đoạn sĩ tử tốp đầu + chuỗi phí thu + tiếng tăm nâng lên.
 
Giai đoạn 4 (phổ biến rộng mô thức Trung học siêu cấp) : Từ sự trổi dậy một vài lớp Trung học siêu cấp, một số trường Trung học có thực lực cũng bám theo sau Trung học siêu cấp; một số trường Trung học xung quanh huyện, thị trấn không có thực lực, tình hình chỉêu sinh sụt giảm, thầy giỏi ra đi, trường lớp ảm đạm, thậm chí đang đối mặt với xu thế giải tán trường lớp ở nhiều nơi.
 
Kết cục : Chỉ cần ở những địa phương có Trung học siêu cấp tồn tại, con đường cầu học của tất cả mọi học sinh càng trở nên gian nan :

– Thứ nhất, để vào được Trung học siêu cấp, ngay những sĩ tử mũi nhọn cũng phải đầu tư nhiều thời gian và tinh lực mới vượt qua được điểm mốc chiêu sinh;
 
– Thứ hai, những học sinh trung bình có điểm gần kề điểm mốc muốn vào Trung học siêu cấp là phải bỏ ra một khoản phí cao ngất ngưởng (mấy vạn thậm chí mấy chục vạn nhân dân tệ = 10.000 ~20.000 usd, hiện giờ + 7 nhân dân tệ/1usd) mới có được một suất vào học. Giá thành cho việc học quá cao và càng tăng lên, trên thực tế đã bóp nghẹt con đường học lên của con em tầng lớp trung, lớp dưới.
 
– Thứ ba, những học sinh có đủ tiềm lực học, nhưng điều kiện kinh tế hạn chế, chỉ còn có thể lùi xuống vào học Trung học bình thường, con đường cầu học, tiến lên ngày càng chật hẹp, gian nan.
 
– Thứ tư, còn những học sinh nói chung vốn thành tích học tập tương đối thấp, chỉ có thể sớm bỏ học, đi làm.
 
Tồn tại Trung học siêu cấp thực tế cũng chảng thực sự nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương sở tại, cũng chẳng tăng lượng chiêu sinh của địa phương đó vào các trường đại học có thương hiệu. Chỉ nổi rõ một điều là, đã làm cho địa phương đó, thầy, trò càng mệt mỏi, trung học phổ thông bị suy sụp, gánh nặng kinh tế của phụ huynh càng nặng nề. Còn Trung học siêu cấp, trên thực tế là tầng quản lý Trung học siêu cấp mới là loại biến thái này, mới là kẻ thu lợi duy nhất của “hiệu ứng nhà hát kịch”. 
Nhưng chớ có nghĩ rằng hương vị của Trung học siêu cấp là dễ chịu lắm, không hẳn. Kẻ thu lợi Trung học siêu cấp tựa như khiêu vũ trên lưỡi dao, luôn thót tim quặn ruột. Cạnh tranh, đua chen, như đi trên lớp băng mỏng trên mặt sông, căng thẳng thần kinh, không dám thả lỏng, căn bản không dừng lại được. chỉ cần trong nháy mắt sai sót, các Trung học siêu cấp khác nhanh chóng thế chỗ. Không ai dừng lại được. Muốn ổn định con quay biến thái này, chỉ có cách tăng nhanh tốc độ vòng quay, nhưng chỉ cần thả chậm tốc độ vòng quay có nghĩa là con quay đang bung vỡ.
Ai là người bị hại của “hiệu ứng nhà hát kịch” ? Dưới màn phủ của “hiệu ứng nhà hát kịch”, người người đều là người bị hại.

Các trẻ là người bị hại bị nó đụng đến đầu tiên. Vốn các trẻ không cần phải làm bài tập nhiều như thế, lên lớp học thêm nhiều như thế, học ngày học thâu đêm nhiều như thế. Đáng lẽ chúng có thể được ngủ đẫy giấc, được đùa giỡn thích thú, được đi ra ngoại ô ngắm cảnh, được kỳ nghỉ thư giãn, có thể chạy nhảy, xem sách, làm thơ, giao lưu bạn bè rộng rãi … Nhưng các trẻ hiện nay đúng là rất mệt mỏi, rất khổ sở. Không hiếm học sinh tiểu học thức tận 11, 12 giờ khuya học bài, học sinh trung học thức thâu đêm làm bài tập. Cho đến trong hai kỳ nghỉ truyền thống, không làm bài tập, thì cũng đi học thêm để tiêu hết thời gian kỳ nghỉ. Chúng khổ sở như vậy, nhưng kết quả thu được hầu như chẳng hơn gì cách học trước đây. Sau mười mấy năm bị đày ải cách học như vậy, sau khi rời khỏi mái trường, đều rất chán ghét sự học. Chúng ta hy vọng gì nào là tinh thần học tập suốt đời, nào là tinh thần sáng tạo mới đối với thế hệ này trong nay mai ?
 
Các bậc phụ huynh cũng là người chịu hại. Túi tiền bị rút cạn. Sức khỏe bị ép khô. Quan hệ cha mẹ với con cái bị phá vỡ. Người thành công mãi mãi chỉ là số ít. Hy vọng của phần lớn phụ huynh muốn con trai thành rồng, con gái thành phượng cũng ngày càng mù mịt. Vì tương lai của con cái, mong thấy con trưởng thành, vì cái gọi là số điểm, đã hủy diệt sự hòa thuận gia đình. Đến kết quả cuối cùng mới phát hiện, cái gọi là điểm số cao không thể đem lại thành công như trong truyền thuyết. Khi thân xác tâm can của trẻ bị phá hoại, khi tình thân bị tàn phá nặng nề, cho dù có được số ít trẻ thành công nổi trội hơn chúng bạn, nhưng thành công này có ý nghĩa gì ?
 
Các thầy cô giáo cũng không thoát khỏi họa hại.
Bề nổi mà xem, có một số thầy cô giáo thu lợi không nhỏ trong lớp học thêm, nhưng phần lớn thầy cô giáo đã bỏ mất sức khỏe và người nhà của mình, cũng chưa hẳn đã có thành tựu huy hoàng về đào tạo học sinh.
Học sinh khổ công, phụ huynh khổ tâm, thầy cô khổ mệnh. Thời gian công tác dài như thế, các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông được pháp luật qui định, đối với thầy cô giáo cao trung ở Trung Quốc mà nói, vẫn là một truyền thuyết xa vời. Càng trớ trêu là, sau khi dốc sức lao động với cường độ như vậy, cuối cùng họ mới phát hiện, học sinh của mình bồi dưỡng ngoài cho chúng được mấy điểm số cao thấp gì đó, còn các mặt nhân cách, đạo đức, tư tưởng hầu như chẳng có chút truyền thụ nào.
Từ bản chất mà xét, “hiệu ứng nhà hát kịch” đã trói chặt nền giáo dục. Trong cạnh tranh ác tính, giáo dục đã thực hiện tự mình dị hóa. Nhà trường đang tạo ra mù văn. Giáo dục đang hủy hoại văn minh. Nói rộng ra, mấy thế hệ người toàn bộ ngâm chìm trong khảo thí không tự thoát ra được, nhân tài trưởng thành lên như thế, không thể lạc quan với năng lực sáng tạo mới của họ. 

Ai chế tạo ra “hiệu ứng nhà hát kịch” ?
  1. Là học sinh ? nhưng học sinh đã nỗ lực học tập, phấn đấu hết mình, không thể chê được.
  2. Là phụ huynh ? nhưng đều mong con trai thành rồng, con gái thành phượng, cũng không thể chê được.
  3. Là thầy cô giáo ? nâng điểm số thi, là trách nhiệm của thầy cô mà.
  4. Là nhà trường ? Nhà trường chịu đủ thứ sức ép, cần sinh tồn mà.
Phá hoại trật tự là hậu quả của hợp mưu tập thể. Người người đều vừa là người phá hoại làm mất cân bằng trật tự, vừa là người bị hại của mất cân bằng trật tự. Người người vừa là người bị hại vừa là hung thủ. Khi núi tuyết tan đổ xuống, mỗi cánh hoa tuyết đều nói mình vô can. Chính là vô số cánh hoa tuyết tự nhận mình vô can đã hợp mưu gây tuyết tan đổ xuống. Khi lũ lụt đổ về, mỗi con khe nhỏ đều nói mình vô can, chính là vô số tiểu khê hợp mưu gây ra hồng thủy. Chỉ cần chuỗi tai họa đủ dài, người tham dự đủ nhiều, mỗi người đều có thể dùng “không cách gì” hoặc “với tôi vô can” để thoái thác trách nhiệm.
 
Là các trẻ mong muốn đến lớp học thêm, làm bài tập ? chẳng phải vậy ư ? Là các bậc phụ huynh vui vẻ để các trẻ chịu khổ chịu mệt mà ? chẳng phải thế không ?
Là thước đo đánh giá đơn nhất, là cạnh tranh quá ác tính, là việc giám sát quản lý khuyết vị; là nguồn lực quá hạn hẹp, là lo lắng sự sống còn, là sự sợ hãi cho thế hệ tiếp nối không thể thua, đang cột chặt các bậc phụ huynh, các trẻ, các thầy cô giáo.
Đương nhiên còn cần phân biệt rõ trách nhiệm chủ thứ :
 
  1. Thứ nhất, khuyết vị giám quản của người giám quản. Bảo vệ trật tự là công việc đúng chức trách của người giám quản. Thời gian học sinh có mặt tại trường kéo dài mãi, cơ cấu học thêm phi pháp tràn lan thành tai họa, lượng bài tập không ngừng tăng lên, trung học siêu cấp chiêu sinh vi phạm qui định, nhà nước đều đã có văn bản qui định hạn chế từ lâu, nhưng những văn bản qui định này lại đều trở thành giấy lộn. Người giám sát quản lý nên chịu trách nhiệm chủ yếu về không giám sát quản lý chặt chẽ đối với “hiệu ứng nhà hát kịch”.
  2. Thứ hai, việc cần từ chối lại đón nhận của người làm giáo dục. Nhà trường và thầy cô giáo nên là con đê chắn sóng quan trọng của “hiệu ứng nhà hát kịch”, đối mặt với cạnh tranh ác tính, cảm dỗ của lợi ích, sức ép của phụ huynh, người làm giáo dục nên có lương tri giữ gìn tối thiểu, không thể luôn đánh mất giới hạn. Giới hạn này là : không phạm pháp, không phạm qui, không gây phương hại sức khỏe thể xác tâm can của học sinh. Trong con đê chắn sóng này, trách nhiệm tầng quản lý của nhà trường không thể đứng ngoài.
  3. Thứ ba, sự gây nhiễu trắng trợn của thương gia với nhà báo bất lương. Lượng lớn tổ chức dạy học thêm để thu lợi, đã lợi dụng các báo mạng, báo giấy tuyên truyền không chút e dè đối với các qui định, không trừ chỗ nào, để tạo dựng các thông tin giả “không thể thua từ điểm khởi chạy”? “mật chiêu lên lớp” ? “chiêu nâng điểm quí báu”? “điểm xuyết danh sư”? … đã làm tăng thêm sự lo lắng của phụ huynh và học sinh.
  4. Thứ tư, phụ huynh và học sinh, là quần thể thế yếu bị cuốn vào giữa giòng nước lũ, không có lực để định chính sách, không đủ lực phân định thông tin, không cách gì thay đổi qui tắc, chỉ còn ngoắc ngoái tự cứu giữa giòng nước lũ. Mỗi lần tự cứu của họ, đều vô hình chung lại làm nguy kịch dâng tràn thêm của nước lũ, phần lớn kết quả là vừa gây hại người khác vừa chẳng giúp ích gì cho mình.
Mộng tưởng : 

Tương lai của nhà trường ngoài làm bài tập, ngoài khảo thí ra, học tập còn có hàm nghĩa gì khác nữa không ? Ngoài trả bài thi, ngoài lên lớp ra, nhà trường còn có giáo dục gì khác ? Để các trẻ làm ít bài tập đi, chắc trời không sập. Để các trẻ ít tham gia học thêm, đất cũng sẽ không lún sụt. Không sai, chúng có thể nhẹ nhàng học tập, càng hiệu quả cao, càng vui thích. 

Thấy có người miêu tả trong tương lai, có một nhà trường như thế này: 

        Buổi sáng lên lớp các bài văn hóa, 

        Buổi chiều học bài hứng thú và hoạt động xã đoàn, bao gồm thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công, vũ đạo, kịch nói, thơ ca, triết học, trò chơi, khoa học kỹ thuật chế tác … 

       Buổi tối, đọc sách, viết văn, xem phim, đi dạo, hội họp liên hoan văn nghệ, ca hát, nghỉ ngơi. 

       Cuối tuần, đi chơi ngoại ô, thi các môn thể dục, hoạt động thực tiễn xã hội, tham quan bảo tàng… Trường học như thế này không đắt, chi ít cũng không đắt hơn lớp dạy học thêm. 

Có lẽ cái ngày này không còn xa. Có lẽ, tương lai này đang đến./.


Nguồn : Trang mạng xã hội (Trung Quốc) của Vi Tam Ngọc do Lưu Ngọc biên tập với tựa bài : “vô pháp hồi đầu đích giáo dục mạt lộ” (Mạt lộ giáo dục không cách gì quay đầu lại), 
Khắc Trung lược dịch,