Lê Thúy Ái dịch
Từ Schooling Was for the Industrial Era, Unschooling Is for the Future của Kerry McDonald/Đăng tải trên FEEKerry McDonald: Nghiên cứu viên giáo dục của FEE kiêm tác giả cuốn sách Unschooled: Raising Curious, Well-Educated Children Outside the Conventional Classroom. Kerry có bằng cử nhân kinh tế Cao đẳng Bowdoin và bằng thạc sĩ giáo dục Đại học Harvard. Cô sống ở Cambridge, Massachusetts cùng chồng và bốn đứa con.
Mô hình giáo dục bắt buộc của chúng ta hiện nay được xây dựng trong buổi đầu Thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy thay thế công việc đồng áng cũng như việc sản xuất nhanh chóng vươn ra ngoài những ngôi nhà và hòa vào thị trường lớn hơn, giáo dục Mỹ thế kỷ XIX phản ánh các nhà máy mà phần lớn học sinh cuối cùng sẽ gia nhập.
Những tiếng chuông và còi báo hiệu lúc nào học sinh có thể đến và đi, sự chán ngắt của công việc, những hàng thẳng và sự đề cao kỷ luật cũng như phục tùng, những dãy người trẻ ngồi thụ động tại bàn đồng thời nghe lời các giáo viên của mình, các giáo viên nghe lời hiệu trưởng, v.v… – thảy những điều này đều được xây dựng nhằm hướng đến hiệu quả và trật tự theo kiểu công xưởng.
Thời đại sáng tạo
Vấn đề là chúng ta đã đi qua thời đại công nghiệp để đến với thời đại sáng tạo, nhưng hệ thống giáo dục đại trà của chúng ta vẫn duy trì trọn vẹn tính cực đoan trong kiểu giáo dục công xưởng. Nhiều ý kiến cho rằng giáo dục đại trà thậm chí còn trở nên hạn chế hơn so với một thế kỷ trước, chiếm nhiều thời gian thơ ấu và thanh niên hơn bất kỳ lúc nào trong lịch sử của chúng ta. Quy chế giáo dục bắt buộc đầu tiên, được thông qua ở bang Massachusetts vào năm 1852, yêu cầu trẻ từ 8 đến 14 tuổi đến trường chỉ 12 tuần một năm, 6 tuần liên tiếp. Điều này có lẽ rất nực cười khi so sánh với quỹ thời gian khổng lồ mà giáo dục đại trà ngày nay chiếm lĩnh của tuổi thơ.
Việc bao bọc trẻ em trong các môi trường trường lớp ngày càng giới hạn trong phần lớn những năm tháng phát triển của chúng, và huấn luyện chúng bằng một chương trình được tiêu chuẩn hóa, phụ thuộc vào kiểm tra đánh giá là không phù hợp với thời đại sáng tạo. Trong cuốn sách “Now You See It” của mình, Cathy Davidson cho biết 65% trẻ đang theo học tiểu học hiện nay sẽ làm những công việc không được sáng tạo trong tương lai. Bà viết: “Trong thời đại của sự thay đổi lớn lao này, chúng ta lại đưa cho lũ trẻ những bài kiểm tra và giáo án được thiết kế cho đời ông bà cố của chúng.”
Trong khi quá khứ thuộc về những công nhân dây chuyền, thì tương lai thuộc về những nhà tư tưởng sáng tạo, những người nghiên cứu thử nghiệm và những nhà sáng chế. Quá khứ dựa trên tính thụ động, còn tương lai sẽ được dựng lên từ đam mê. Trong một bài viết gần đây về nghề nghiệp trong tương lai, tác giả đồng thời là chiến lược gia John Hagel III viết về sự cần thiết nuôi dưỡng đam mê để thành công và đáp ứng được những công việc sắp tới. Ông nói: Một trong số các thông điệp chính của tôi tới các cá nhân trong thế giới đang thay đổi này là hãy tìm ra đam mê của các bạn và kết hợp nó với công việc. Một trong những thách thức ngày nay là phần lớn con người là sản phẩm của trường học và xã hội đương thời, xã hội khuyến khích bạn đi làm để nhận lương, và nếu nó hậu hĩnh, thì đó là một công việc tốt, trái ngược lại với việc khuyến khích bạn nhận ra đam mê của bản thân và tìm được cách sinh kế từ nó.
Sự học xuất phát từ đam mê
Nuôi dưỡng đam mê gần như là bất khả thi trong một cấu trúc giáo dục bắt buộc vốn coi trọng tính thích ứng hơn là sáng tạo và sự nghe lời thái quá. Điều này có thể giúp lý giải vì sao giáo dục không trường lớp, hay Giáo dục tự định hướng, xu hướng đang diễn ra, với nhiều bậc phụ huynh chuyển từ mô hình giáo dục trường học cho con cái mình sang một mô hình tự học tập. Với giáo dục tự định hướng, đam mê là cốt lõi trong toàn bộ việc học. Người trẻ theo sở thích và đam mê của mình, trong khi người lớn đóng vai trò như những người hướng dẫn, kết nối thanh thiếu niên đến với các nguồn lực khổng lồ của cả cộng đồng thực và số. Trong mô hình này, việc học mang tính tự nguyện, không ép buộc và được xây dựng theo định hướng của chính cá nhân hơn là của bất kỳ ai khác. Giáo dục tự định hướng và phi giáo dục thường diễn ra tại nhà hoặc thông qua các cộng đồng, nhưng ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức mở ra các trung tâm học tập tự định hướng đáp ứng cho những người học tại gia với cả hai lựa chọn toàn thời gian và bán thời gian. Các trung tâm này khiến Giáo dục tự định hướng dễ dàng tiếp cận được với nhiều gia đình ở nhiều nơi hơn, và mỗi trung tâm lại có một triết lý hoặc trọng tâm riêng. Một số hướng đến thanh thiếu niên và chú trọng vào việc học nghề thực tế cũng như chuyên sâu; số khác lại là những không gian sáng tạo nhấn mạnh việc mày mò và công nghệ,… Ví dụ, ở Boston, JP Green School trong khu dân cư Jamaica Plain của thành phố cung cấp không gian học tự định hướng bán thời gian cho những học viên tại gia và học viên phi giáo dục với trọng tâm là sự kết nối tự nhiên và ổn định. Đồng sáng lập Andrée Zaleska cho biết:
Học trong những mô hình bắt buộc sẽ phá hủy cuộc sống của con người (phần lớn chúng ta đang như vậy). Sự xem nhẹ tính tự định hướng của chúng là khi trẻ em được dẫn dắt vào một xu hướng trọn đời nhằm “lấy cái chúng cần’ bằng bất kỳ phương tiện nào cần thiết… Chúng ta là một bộ phận đi ngược lại truyền thống nhận ra rằng kiểu giáo dục xưa cũ đang dần xuống cấp theo nhiều mức độ có liên hệ mật thiết với sự sụp đổ nói chung nền văn hóa của chúng ta.
Thay vì phàn nàn về tình trạng giáo dục, các Mạnh Thường Quân đang tạo ra những sự lựa chọn khác cho giáo dục thách thức lại nó. Tập trung vào đam mê và đặt trọn niềm tin vào sự tự định hướng cá nhân, những mạnh thường quân này – thường là các bậc phụ huynh, cựu giáo viên, và những người đã trở nên mất niềm tin vào giáo dục bắt buộc – đang giải thoát cho người trẻ khỏi hệ thống giáo dục đại trà lỗi thời và có hại. Các bậc phụ huynh sáng suốt cũng như các mạnh thường quân muốn đổi mới có thể là những nhân tố quan trọng trong việc kiến tạo lên một mô hình giáo dục mới tập trung vào sự tự do và hướng đến Thời đại Sáng tạo.